Bảo hiểm xã hội là khoản trợ cấp từ chính phủ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
A. NHỮNG THAY ĐỔI QUAN TRỌNG TRONG CHẾ ĐỘ BHXH TỪ NĂM 2016
- Tăng tiền đóng BHXH
Đây là thay đổi quan trọng nhất trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Hiện tại, người lao động đóng BHXH bắt buộc trên nền tiền lương cơ bản. Đối với người hưởng lương từ ngân sách là lương cơ sở nhân với hệ số. Với lao động trong doanh nghiệp là mức lương thỏa thuận với chủ sử dụng ghi trong hợp đồng nhưng không thấp hơn lương tối thiểu vùng.
- Từ 1/1/2016 đến hết 2017, mức đóng dựa trên lương cộng phụ cấp ghi trong hợp đồng lao động.
- Từ 1/1/2018 trở đi, đóng trên lương cùng phụ cấp và các khoản bổ sung ghi trong hợp đồng lao động. Phụ cấp được xác định là các khoản cố định, ít biến động, gồm tiền để bù đắp điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà lương thỏa thuận trong hợp đồng chưa tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
- Theo quy định, người lao động đóng 8%, còn lại 18% sẽ do người sử dụng lao động đóng, tổng cộng 26% đóng vào quỹ BHXH.
- Tăng thời gian đóng bảo hiểm
Người lao động muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng thêm 5 năm BHXH. Luật mới quy định lộ trình tăng dần thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa (75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH).
- Từ 1/1/2018, lao động nữ đóng 15 năm BHXH được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; từ năm thứ 16 trở đi thì được cộng thêm 2% mỗi năm. Như vậy, lao động nữ phải đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu ở mức tối đa bằng 75%.
- Trước đây, lao động nam đóng 15 năm BHXH được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ 1/1/2018, để hưởng mức trên thì phải đóng đủ 16 năm, tăng dần tới năm 2022 thì phải tham gia 20 năm để hưởng mức 45%. Để được hưởng lương hưu ở mức tối đa 75% thì lao động nam phải đóng bảo hiểm 35 năm (thay vì 30 năm như hiện nay).
- Tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu sớm
Tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi từ 1% lên 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi nhằm hạn chế tình trạng nghỉ hưu sớm như hiện nay. Như vậy, muốn được hưởng lương hưu tối đa 75% thì người lao động đóng BHXH thêm 5 năm nữa. Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thì bị trừ 2%.
B. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG LƯƠNG HƯU
- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
- Đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, theo mùa vụ, công việc nhất định có hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động; cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, hoặc;
- Nam từ đủ 55 tưởi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thuộc danh mục hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0.7 trở lên.
- Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ khi Luật sĩ quan quân đội hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác.
- Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên.
- Riêng với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ 55 tuổi tham gia BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm khi nghỉ việc được hưởng lương hưu.
C. CÁCH TÍNH MỨC HƯỞNG LƯƠNG HƯU HÀNG THÁNG
Cách tính bình quân tiền lương đóng BHXH:
- Thời gian đóng BHXH theo hệ số lương do nhà nước quy định:
- 5 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 1995
- 6 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2001
- 8 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2007
- 10 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ truớc 2016
- 15 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ truớc 2020
- 20 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ truớc 2025
- Tòan bộ thời gian tham gia BHXH từ 2025 trở đi.
Các tháng lẻ đóng BHXH (Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc BHXH một lần):
- Dưới 3 tháng: không tính.
- Từ đủ 3 tháng đến dưới 7 tháng: tính nửa năm.
- Từ đủ 7 tháng đến dưới 1 năm: tính 1 năm.
Ví dụ:
Bà a 55 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 6/2016. Lương các năm của bà được tính như bên dưới.
- Tháng 06/1996 – 12/2000 mức lương đóng BH là: 3,200,000 đ
- Tháng 01/2001 – 12/2010 mức lương đóng BH là: 4,000,000 đ
- Tháng 1/2011 trở đi – 6/2016: 5,500,000 đ
Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 5 năm, tính thêm: 5 x 3% = 15%;
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 15% = 60%
- Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 60% lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Do bà tham gia BHXH trước năm 2001 nên bình quân tiền lương của bà sẽ là 6 năm cuối tham gia BH: 5,500,000
- Số tiền hưu được lãnh hàng tháng là: 5,500,000 x 60%= 3,300,000 đ